Tin tức

Công nghiệp vi mạch TP.HCM: Triển vọng và thách thức

(12-07-2016 02:16 PM) - Lượt xem: 1481

Sau 10 năm đầu tư và phát triển, ngành công nghiệp vi mạch TP.HCM đã có những thành quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua.

Từ những yếu kém, non trẻ ngay từ những bước đầu tiên, đến nay, sau 10 năm phát triển, ngành công nghiệp vi mạch TP.HCM đã có những bước tiến vượt bậc. Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) là đơn vị đóng vai trò tiên phong, chủ lực trong việcđưa các sản phẩm vi mạch bán dẫn ra thị trường.

Theo ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC, trong 10 năm qua, phát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố đáng nóinhất trong ngành công nghiệp vi mạch TP.HCM.

“Thời điểm ban đầu, chúng ta chẳng có gì. Các trường ĐH không có ngành đào tạo thiết kế vi mạch. Ngành điện – điện tử chỉ dạy cách sử dụng các con chip có sẵn, sinh viên hầu như không được dạy về cách tạo ra con chip”. Điều này khiến cho một số giảng viên đã học về vi mạch ở nước ngoàivề nước không có nơi làm việc, chuyển sang làm những công việc khác không đúng với chuyên môn, một số thì quay trở lại làm việc ở nước ngoài.

Tháng 8/2005, thời điểm mà ICDREC thành lập, chỉ có 9 – 10 cán bộ, công nhân viên, những người tâm huyết với ngành vi mạch. “Kiến thức ban đầu còn ít, kỹ sư của Trung tâm phải tranh thủ vừa tự học thêm các kiến thức mới trên mạng, vừa tự mày mò để thực hành trong điều kiện kỹ thuật còn khá thô sơ”.

Thế nhưng, sau 10 năm, ngành công nghệ vi mạch đã bắt đầu có những sự thay da đổi thịt. Theo thống kê, cả nước có khoảng 4 – 5 ngàn người đang hoạt động trong lĩnh vực vi mạch, bao gồm cả các đơn vị nhà nước, viện trường nghiên cứu hay doanh nghiệp FDI...

So với các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...con số này là tương đối nhỏ, nhưng so với chặng đường phát triển 10 năm qua, đây thực sự là con số đáng tự hào.

 

Sau 10 năm, ngành công nghiệp vi mạch TP.HCM đã có những bước tiến đáng tự hào
Sau 10 năm, ngành công nghiệp vi mạch TP.HCM đã có những bước tiến đáng tự hào

 

Dù đã có bước phát triển mạnh về nguồn nhân lực, nhưng ông Ngô Đức Hoàng cũng thừa nhận, sản phẩm từ chip của Việt Nam vẫn còn tương đối ít. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu làm gia công hay outsourcing (thực hiện một phần trong quy trình sản xuất chip) cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Thậm chí, đến khi ra được sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng khá nghi ngại khi sử dụng sản phẩm do các đơn vị trong nước nghiên cứu và chế tạo.

Ông Hoàng dẫn chứng, sau một thời gian nghiên cứu, các kỹ sư của IDREC đã chế tạo và thương mại hóa thành công chip SG8 –V1. Đây là thế hệ chip tiên tiến, được đánh giá cao từ nhiều tập đoàn công nghệ. Thế nhưng, gần 2 năm trời, chip SG8 –V1 không được một doanh nghiệp, đơn vị nào chú ý, dù có chất lượng không thua kém và giá thành cạnh tranh hơn so với các loại chip cùng loại trên thị trường.

Lý do là bởi các doanh nghiệp trong nước đã quá quen với việc nhập khẩu và sử dụng các loại chip ngoại nhập, và nghĩ rằng sản phẩm của Việt Nam chất lượng không bằng. Cuối cùng, từ một đơn vị nghiên cứu về chip, chúng tôi phải kiêm luôn việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm đồng bộ sử dụng chip. Đến nay, chip SG8 – V1 và nhiều thế hệ chip khác do ICDREC sản xuất đã được ứng dụng trên hàng chục sản phẩm, mang lại giá trị cao cho người sử dụng”.

Theo ông Ngô Đức Hoàng, nhu cầu chip vi mạch trong nước hiện nay đang rất lớn và chưa có nhiều đơn vị đủ sức để khai thác hết tiềm năng nói trên. Đặc biệt là trong những lĩnh vực đặc thù như khí tài quân sự, an ninh quốc phòng... Do đó, trong thời gian tới, việc cần thiết nhất là tiếp tục đầu tư, phát triển những gì đã có (thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực) để đưa nền công nghiệp phát triển lên một tầm cao mới.

Không cần nói đâu xa, chúng ta hãy nhìn sang Trung Quốc. Một con số thống kê mới được công bố gần đây cho thấy, tổng số lượng chip mà Trung Quốc làm ra chỉ đáp ứng được 20% số lượng chip mà nước này cần. 80% còn lại phải nhập từ nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... Để tránh tình trạng khan hàng và thiếu nguồn cung, mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một gói đầu tư lên đến 100 tỷ USD, với mục tiêu nâng tỉ lệ đáp ứng chip nội địa từ 20% lên 60% trong vòng 10 năm tới. Đó chính là sự đầu tư khôn ngoan, đúng đắn mà nền vi mạch nước ta nên học tập và làm theo”, ông Hoàng nói.

Các sản phẩm xem nhiều: 

Lò Nướng Bánh Kem Xốp

máy đóng gói dạng nằm

máy đóng gói dạng đứng

máy đóng gói khăn lạnh

máy đóng gói tịnh tiến

máy tách vỏ hạt điều

Tin tức giaton.vn

Hổ trợ trực tuyến

dien thoai

Hotline: Mr.Chiến

0349.916.389

video - clips